Bệnh Trĩ Khám Ở Khoa Nào? Vì Sao Cần Khám Trĩ?
Bệnh trĩ khám ở khoa nào? Vì sao cần khám trĩ? Quy trình khám trĩ ra sao? Đây là những thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân. Có thể nói, bệnh trĩ khá phổ biến, tập trung chủ yếu ở những người ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ,… Nếu bạn đang nghi ngờ mình bị trĩ nhưng chưa biết đi khám ở đâu thì không nên bỏ qua bài viết này.
Bệnh trĩ khám khoa nào?
Bệnh trĩ khám ở khoa nào? Một địa chỉ y tế được chia thành nhiều khoa khác nhau giúp việc thăm khám – điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn.
Thông thường, tại bệnh viện sẽ có các khoa riêng biệt: Nội khoa, ngoại khoa, khoa thần kinh, khoa chấn thương chỉnh hình, khoa hậu môn – trực tràng,… Mỗi khoa có chức năng, nhiệm vụ riêng nhằm tập trung trị bệnh theo đúng chuyên môn.
Theo chuyên gia, trĩ là bệnh phổ biến ở hậu môn – trực tràng rất nhiều người mắc phải. Chính vì vậy, khi muốn khám trĩ, người bệnh nên đến trực tiếp Khoa Tiêu hóa hay Khoa Hậu môn – trực tràng để thăm khám.
Nếu phòng khám hoặc bệnh viện bạn thăm khám có quy mô nhỏ và không có khoa Tiêu hóa thì bạn có thể đến Khoa Ngoại tiêu hóa hoặc Khoa Ngoại tổng hợp.
Để việc thăm khám, điều trị bệnh trĩ diễn ra an toàn, bệnh nhân nên lựa chọn những cơ sở y khoa uy tín, được cơ quan nhà nước cấp phép hoạt động. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tìm hiểu trước những điều cần lưu ý, mức chi phí… nhằm chủ động trong việc thăm khám bệnh trĩ.
Vì sao cần phải khám bệnh trĩ?
Bệnh trĩ khám ở khoa nào đã có câu trả lời. Vậy vì sao cần phải khám bệnh trĩ? Khám trĩ là việc vô cùng đơn giản, không hề phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ.
Ban đầu, người bệnh hoàn toàn có thể dễ dàng phát hiện triệu chứng của bệnh trĩ thông qua biểu hiện bên ngoài khi quan sát hậu môn.
Trường hợp bệnh trĩ chưa chuyển nặng, triệu chứng còn mờ nhạt, người bệnh có thể tự khám bệnh trĩ tại nhà nếu chưa thể đến viện sớm. Tuy nhiên, nếu đến viện được để thăm khám sẽ tốt hơn, giúp việc chẩn đoán chính xác.
Trường hợp thấy búi trĩ lòi ra ngoài lỗ hậu môn kèm triệu chứng: Ngứa, chảy máu, đau rát hoặc xuất hiện dịch nhầy khi đại tiện… Người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để kiểm tra chính xác bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh.
Thông thường, khi tiến hành khám bệnh trĩ, tư thế nằm khám của mỗi đối tượng sẽ khác nhau:
- Nữ giới: Nằm nghiêng, lưng hơi cong, hai chân đan xen vào nhau, đầu hơi gập xuống. Nữ nằm trong tư thế này sẽ quay lưng về phía bác sĩ, giúp người bệnh thoải mái hơn về mặt tâm lý trong quá trình khám bệnh.
- Nam giới: Nằm ngửa, 2 tay ôm 2 đầu gối, dùng khăn che đi bộ phận nhạy cảm khác ngoài hậu môn.
Khi thăm khám, bác sĩ quan sát bằng mắt thường trước, dùng tay sờ xung quanh vùng hậu môn. Giúp nắm rõ được mức độ tổn thương hậu môn, có nứt hay sa trực tràng không. Sau đó dùng ngón tay trỏ cho vào lỗ hậu môn và kiểm tra một lần.
Quá trình khám bệnh trĩ khá nhạy cảm, nên hầu như người bệnh cảm thấy e ngại. Tuy nhiên, về cơ bản, quá trình khám càng chi tiết càng giúp bác sĩ dễ dàng nắm bắt được tình hình bệnh.
[undefined]
Quy trình khám bệnh trĩ diễn ra thế nào?
Bệnh trĩ khám ở khoa nào? Quy trình khám ra sao? Để giúp bệnh nhân có tâm lý thoải mái, ổn định nhất khi khám bệnh, xin nói rõ về quy trình khám bệnh trĩ như sau:
Bước 1. Đăng ký khám
Đây là bước bắt buộc khi tới thăm khám bất kỳ bệnh lý nào tại tất cả bệnh viện, phòng khám. Theo đó, thủ tục đăng ký khám bệnh trĩ được tiến hành như sau:
- Mua sổ khám bệnh tại quầy lễ tân
- Điền đầy đủ thông tin cá nhân vào sổ và hỏi đường tới chuyên khoa khám bệnh
- Nhận số khám bệnh và di chuyển đến phòng khám bệnh trĩ được hướng dẫn
Bước 2. Thăm khám ban đầu
Khi biết bệnh trĩ khám ở khoa nào, di chuyển đến vị trí của khoa và đợi bác sĩ gọi vào phòng thăm khám. Bác sĩ hỏi thăm tình trạng sức khỏe qua một số câu hỏi:
- Thời điểm bắt đầu xuất hiện triệu chứng bất thường của cơ thể?
- Bản thân có đang mắc phải bệnh lý nào khác không?
- Từng có tiền sử bệnh nào?
- Có bị dị ứng với loại thuốc nào trước đây?
- Từng điều trị bệnh trước đây chưa?
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt thế nào?
Các câu hỏi trên giúp bác sĩ đánh giá sơ bộ tình trạng sức khỏe người bệnh, phục vụ quá trình thăm khám, điều trị hiệu quả, nhanh chóng.
Sau thăm hỏi, bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn nằm đúng tư thế trên bàn khám. Sau đó, bác sĩ tách rộng hai mông và quan sát hậu môn để quan sát búi trĩ. Dựa vào màu sắc, kích thước búi trĩ, bác sĩ có kết luận sơ bộ về tình trạng bệnh.
Bước 3. Thăm khám cận lâm sàng
Là bước thực hiện một số xét nghiệm máu và nội soi hậu môn.
Xét nghiệm máu: Bác sĩ lấy máu ở tĩnh mạch, đem đi xét nghiệm để xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu, kiểm tra cơ năng…
Xét nghiệm này giúp xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh cũng như thể trạng bệnh nhân. Nếu có chỉ số bất thường, bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm khác: Xét nghiệm phân, xét nghiệm nước tiểu,…
Nội soi trực tràng: Là bước thăm khám cuối cùng trước khi kết luận về tình trạng bệnh. Trước khi nội soi, bác sĩ tiêm một liều thuốc gây tê để bệnh nhân bớt đau, bớt khó chịu.
Sau đó đưa ống nội soi từ hậu môn vào sâu thành ruột già, trực tràng. Thời gian nội soi trực tràng từ 5 – 10 phút nên những cơn đau, khó chịu khi nội soi sẽ nhanh chóng qua đi.
Bước 4. Tư vấn điều trị
Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ tư vấn tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Theo đó, cung cấp cho người bệnh một số thông tin về bệnh trước khi ra về:
- Bệnh nhân có mắc bệnh trĩ không? Nếu có thì ở giai đoạn nào?
- Tình trạng búi trĩ ra sao?
- Phương pháp điều trị phù hợp nhất?
Những điều cần lưu ý khi khám bệnh trĩ?
Khi biết bệnh trĩ khám ở khoa nào, quy trình khám ra sao, người bệnh cần nắm rõ những lưu ý. Có thể nói, để quá trình khám bệnh trĩ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, cho kết quả chính xác, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Đối với trường hợp bệnh ở mức độ nặng, người bệnh không nên tự ý khám bệnh trĩ tại nhà. Chỉ khám tại nhà để nhận biết triệu chứng. Sau đó đi gặp bác sĩ chuyên khoa để khám lại và điều trị.
- Khu vực hậu môn trực tràng là bộ phận khá nhạy cảm, dễ nhiễm trùng… nên khi phát hiện triệu chứng bất ổn, người bệnh cần đi khám ngay tại địa chỉ y tế uy tín.
- Khi đi khám trĩ, người bệnh nên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, nên đi buổi sáng sớm là tốt nhất để tránh phải xếp hàng chờ đợi mệt mỏi.
- Nhịn ăn sáng khi đi khám để tránh trường hợp bị đau bụng trong khi khám tại bệnh viện.
- Chia sẻ thành thật, không e ngại, không giấu bệnh hay các loại thuốc bạn đã sử dụng trước đó.
- Tuân thủ đúng phác đồ điều trị bác sĩ hướng dẫn, không tự ý sử dụng thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng
- Trường hợp bắt buộc phải cắt trĩ, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý, đến địa chỉ y tế chuyên khoa theo đúng lịch hẹn. Thực hiện biện pháp chăm sóc vết thương theo chỉ dẫn bác sĩ.
Với thông tin chi tiết về bệnh trĩ khám ở khoa nào, quy trình thăm khám ra sao giúp người bệnh nắm rõ những kiến thức nếu có ý định đi khám bệnh. Tốt nhất không e ngại, trì hoãn thăm khám, có thể khiến bệnh ngày một nghiêm trọng, khó điều trị triệt để.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Chương trình tri ân khách hàng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với nhiều ưu đãi đặc biệt:
- Miễn phí 100k chi phí khám ban đầu.
- Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật.
- CHỈ 150K nội soi hậu môn – trực tràng.
Áp dụng cho bệnh nhân đặt lịch trước và đến khám từ ngày 01/08 – 31/08
Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.3131.999 để biết thêm thông tin chi tiết.