Bệnh trĩ có nên tập thể dục? Tập thế nào cho đúng?
Bệnh trĩ có nên tập thể dục? Tập như thế nào cho đúng? Nên tập bộ môn nào? Cần lưu ý gì khi tập? Là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân. Để được giải đáp đầy đủ những thắc mắc này, người bệnh có thể tham khảo thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ có nên tập thể dục không?
Bệnh trĩ hình thành khi tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị suy yếu lâu ngày dẫn tới hiện tượng phình giãn, ứ huyết, tạo thành cấu trúc dạng búi.
Thực chất, trĩ là bệnh lành tính, hiếm khi trực tiếp đe dọa tính mạng con người. Tuy nhiên, hiện tượng phình giãn tĩnh mạch ở hậu môn có thể gây bất lợi trong sinh hoạt và đại tiện.
Không được can thiệp điều trị, búi trĩ gia tăng kích thước theo thời gian, dẫn tới biến chứng trĩ ngoại tắc mạch, rối loạn cơ thắt hậu môn, viêm nhiễm hậu môn…
Ngoài dùng thuốc và can thiệp thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Bệnh nhân trĩ cần thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh để giảm mức độ triệu chứng và làm chậm sự phát triển của bệnh.
Bệnh trĩ có nên tập thể dục không? Theo bác sĩ chuyên khoa, tập thể dục đều đặn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể nói chung và bệnh trĩ nói riêng.
Hoạt động thể chất giúp điều hòa nhu động ruột, hạn chế đầy hơi, chướng bụng, phòng ngừa táo bón (tác nhân khiến kích thước búi trĩ gia tăng). Đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm ứ huyết ở tĩnh mạch, hạn chế gia tăng kích thước búi trĩ.
Ngoài ra, tập thể dục còn đem lại một số lợi ích với bệnh nhân trĩ:
- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, hạn chế thừa cân – béo phì.
- Cải thiện hoạt động cơ thắt hậu môn.
- Giảm mệt mỏi, căng thẳng thần kinh.
- Tăng độ bền và dẻo dai của mao mạch, giảm nguy cơ vỡ mạch máu và biến chứng trĩ ngoại tắc mạch.
Kết luận: Vì vậy, bệnh nhân trĩ nội và trĩ ngoại nên tập thể dục (bơi lội, yoga, gym…) đều đặn nhằm nâng cao sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, hoạt động thể chất còn giúp phòng ngừa táo bón, bệnh lý tim mạch, cơ xương khớp…
Top 6 bài tập thể dục chữa bệnh trĩ phổ biến nhất
Bệnh trĩ có nên tập thể dục không? Hoạt động thể chất rất hữu ích với quá trình kiểm soát và điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn các bài tập phù hợp mới có thể cải thiện được triệu chứng bệnh trĩ. Dưới đây là 6 bài tập phổ biến nhất hiện nay.
1. Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào – Bài tập tác động vùng đan điền
Bài tập tác động tới vùng đan điền giúp cải thiện cơ vùng hậu môn, hỗ trợ làm co búi trĩ tự nhiên.
Đặc biệt, những người bị táo bón kéo dài, bài tập này tác động tích cực đến nhu động ruột, giảm táo bón, giảm áp lực lên hậu môn – trực tràng.
Cách thực hiện:
- Người bệnh nằm thả lỏng trên giường hoặc mặt sàn.
- Tay buông xuôi theo thân, 2 chân duỗi thẳng.
- Tập trung vào vùng đan điền, tức vùng bụng dưới nằm cạnh xương mu.
- Hít thở sâu và thót hậu môn lại. Đồng thời co bàn tay, ngón chân hướng lên trên.
- Cắn chặt 2 hàm răng và giữ tư thế này 5 – 7 giây.
- Sau đó thả lỏng cơ thể, thở nhẹ, nghỉ 1 phút.
- Thực hiện các động tác khoảng 20 phút.
2. Chữa bệnh trĩ bằng bài tập co thắt cơ hậu môn
Bài tập có tác dụng cải thiện hoạt động của cơ vòng hậu môn. Phù hợp với bệnh nhân có búi trĩ bị co ra ngoài. Tác động tới cơ vòng hậu môn giúp đẩy búi trĩ vào bên trong, hạn chế sung huyết.
Cách thực hiện:
- Người bệnh có thể nằm/ ngồi/ đứng và thả lỏng cơ thể.
- Hít 1 hơi thật sâu, kẹp chặt đùi và mông.
- Thực hiện cơ thắt hậu môn giống như nhịn đại tiện.
- Uốn nhẹ lưỡi lên hàm trên.
- Giữ nguyên tư thế này và nhịn thở khoảng 10 giây
- Thả lỏng cơ thể, đưa cơ hậu môn và lưỡi về trạng thái ban đầu.
- Thực hiện các động tác từ 20 – 30 lần, nghỉ 30 giây mỗi lần.
3. Bị trĩ có nên chạy bộ hoặc đi bộ?
Bệnh trĩ có nên tập thể dục bằng bài tập đi bộ? Bài tập đi bộ được nhiều người thực hiện với mục đích hoạt động thể chất, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, bài tập đi bộ cho bệnh nhân trĩ khác với đi bộ thông thường.
So với bài tập khác, các động tác có phần phức tạp hơn. Tác động sâu tới vùng cơ hậu môn. Luyện tập bài tập này thường xuyên giúp kích thích hoạt động tiêu hóa, giảm sung huyết búi trĩ, cải thiện cơn đau hậu môn.
Cách thực hiện:
- Người bệnh đứng thẳng người, thả lỏng cơ thể.
- Hai tay để xuôi dọc theo thân người, bàn tay và hàm hơi khép nhẹ.
- Bước 1 chân lên phía trước như đi bộ, đồng thời thót cơ hậu môn.
- Tiếp tục bước chân còn lại, thực hiện động tác thót cơ hậu môn lần 2.
- Duy trì liên tục động tác trong 10 – 15 phút.
4. Chữa bệnh trĩ bằng bài tập nâng hậu môn
Nâng hậu môn là bài tập khá đơn giản, có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian rảnh. Bài tập này có tác dụng giúp hậu môn co thắt nhịp nhàng. Hạn chế rối loạn đại tiện, hỗ trợ giảm cảm giác đau rát và khó khăn khi đại tiện.
Cách thực hiện:
- Bệnh nhân ngồi trên ghế, tay thả lỏng dọc theo chân, giữ cổ và lưng thẳng.
- Đưa 2 tay chống vào eo rồi đứng lên, thót nhẹ cơ hậu môn.
- Duy trì tư thế khoảng 7 – 10 giây.
- Nghỉ tại chỗ khoảng 5 giây rồi tiếp tục thực hiện 10 – 20 lần.
5. Chữa bệnh trĩ bằng bài tập tăng cường tiêu hóa
Bệnh trĩ có nên tập thể dục không? Bài tập tăng cường tiêu hóa cho bệnh nhân trĩ tác động một cách trực tiếp hoạt động nhu động ruột. Từ đó đảm bảo chức năng đường ruột, giảm tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Bệnh nhân đứng thẳng, 2 tay thả lỏng, 2 chân dang rộng bằng vai.
- Cúi đầu thấp xuống và đưa tay chạm mũi chân.
- Hít thở sâu, đưa lưỡi đánh lên hàm trên.
- Kết hợp thót cơ hậu môn và giữ nguyên tư thế này 10 giây.
- Thực hiện các động tác khoảng 5 – 10 lần.
6. Chữa bệnh trĩ bằng bài tập yoga
Ngoài chăm sóc tốt sức khỏe tinh thần, cải thiện vóc dáng, một số động tác trong yoga còn khắc phục triệu chứng bệnh trĩ. Tập yoga kích thích ruột già đẩy phân ra ngoài, giảm áp lực lên búi trĩ, giảm đau nhờ tăng cường lưu thông máu…
Tư thế con cá:
- Bệnh nhân nằm ngửa xuống thảm tập, duỗi thẳng chân, khép chặt 2 đầu gối.
- 2 tay đặt dưới mông sao cho lòng bàn tay úp xuống thảm.
- Hút vào 1 hơi, nâng ngực lên từ từ.
- Trọng tâm cần đặt vào tay và đỉnh đầu vẫn chạm mặt thảm.
- Giữ nguyên tư thế khoảng 4 nhịp rồi thả lỏng về tư thế ban đầu.
- Thực hiện 4 – 5 lần cho 1 bài tập.
Bệnh nhân trĩ cần lưu ý gì khi tập thể dục?
Bệnh trĩ có nên tập thể dục không đã có câu trả lời và cần lưu ý gì khi tập thể dục. Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, tập luyện thể dục thể thao không đúng cách có thể làm nghiêm trọng triệu chứng bệnh, khiến búi trĩ gia tăng kích thước.
Đã có trường hợp ghi nhận trĩ độ 1, 2 chuyển sang giai đoạn 3, 4 chỉ trong thời gian ngắn do tập thể dục sai cách.
Vì vậy, bệnh nhân trĩ cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không nên thực hiện bộ môn có cường độ cao như chạy bộ, tập tạ, động tác làm tăng áp lực lên hậu môn. Thực hiện các bộ môn này có thể khiến búi trĩ đau nhức, chảy máu, tăng kích thước trong thời gian ngắn.
- Chỉ nên tập thể dục 20 – 30 phút. Tập quá lâu có thể khiến xương khớp đau nhức, tăng sa sát với búi trĩ, khiến hậu môn khó chịu, ngứa ngáy.
- Bệnh nhân trĩ độ 1 và độ 2 có thể thực hiện các môn thể thao có cường độ nhẹ nhằm cải thiện sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị. Nếu bệnh chuyển nặng, nên tập các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn bác sĩ để thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ làm co búi trĩ, cải thiện chức năng cơ thắt hậu môn.
- Trường hợp sa búi trĩ, nên tránh bộ môn làm tăng ma sát giữa quần áo và búi trĩ. Theo bác sĩ, bệnh nhân sa trĩ độ 2, độ 3 nên tập yoga và bơi lội để tránh xây xước, chảy máu búi trĩ.
- Bên cạnh tập thể dục, bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ, tránh hoạt động /thói quen làm tăng áp lực lên búi trĩ như ngồi xổm, mang vác vật nặng, hút thuốc lá, lười vận động, ngồi nhiều…
Bài viết đã giải đáp thắc mắc bệnh trĩ có nên tập thể dục không và đề cập đến một số điều cần lưu ý khi luyện tập. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tuân thủ chỉ định của bác sĩ để có kết quả điều trị như mong muốn.
Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ có nên tập thể dục
- Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào
- Bài tập thể dục chữa bệnh trĩ
- Bệnh trĩ có nên tập thể dục không
- Bị trĩ có nên tập Squat
- Bệnh trĩ có hít đất được không
- Bị trĩ có nên chạy bộ
- Bị trĩ có nên tập gym
- Bị trĩ có nên chơi thể thao
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Chương trình tri ân khách hàng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với nhiều ưu đãi đặc biệt:
- Miễn phí 100k chi phí khám ban đầu.
- Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật.
- CHỈ 150K nội soi hậu môn – trực tràng.
Áp dụng cho bệnh nhân đặt lịch trước và đến khám từ ngày 01/08 – 31/08
Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.3131.999 để biết thêm thông tin chi tiết.